Khoảng cách Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Theo Edward T.Hall, khoảng không mà chúng ta duy trì giữa chúng ta và những người chúng ta đang giao tiếp cho thấy tầm quan trọng của những nghiên cứu về không gian giao tiếp. Trong quá trình này, cách mà chúng ta cảm nhận đối với những người khác trong những thời điểm đặc biệt được ghi nhận. Trong nền văn hóa Mỹ, Hall xác định bốn vùng khoảng cách cơ bản: (i) khoảng cách thân mật (từ tiếp xúc tới 45 cm), (ii) khoảng cách cá nhân (từ 45 cm tới 1,2m), (iii) khoảng cách xã hội (từ 1,2m đến 3,6m), (iv) khoảng cách công cộng (lớn hơn 3,6m). Khoảng cách thân mật được coi là thích hợp với những mối quan hệ quen thuộc và thể hiện sự gần gũi và tin tưởng. Khoảng cách cá nhân vẫn khá gần nhưng luôn giữ khoảng cách "một cánh tay" với một người khác – khoảng cách thoải mái nhất cho hầu hết quan hệ của chúng ta. Khoảng cách xã hội sử dụng trong giao tiếp trong các mối quan hệ công việc và đôi khi là trong phòng học. Khoảng cách công cộng xảy ra trong trường hợp giao tiếp hai chiều không cần thiết hoặc không khả thi.[24]:137

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf